Dưới chân núi phía tây
tôi đi vào chốn ấy
tám vạn bốn nghìn cây.
Pháp Hoan (法 歡)
Khi viết bài haiku này, điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí tôi là Chân lý, có quá nhiều chân lý trong Phật giáo. Đôi khi, cái rối ren nhất của một hành giả không phải không tìm thấy lối đi, mà là có quá nhiều lối đi, không phải không tìm thấy chân lý, mà là sự bỡ ngỡ trước vô vàn chân lý. Hàn Thuỷ Giang thì lại viết: ”Ai học Phật cũng từng biết, Phật giáo tuyên giảng có tám vạn bốn nghìn pháp môn. Tác giả hình tượng lời giảng đó bằng tám vạn bốn nghìn cây. Nhưng khi đọc, tôi thấy chuyện đó không mấy quan trọng. Tôi chỉ thấy một cảnh núi non hùng vĩ, một khu rừng xanh thắm, tràn đầy sức sống, bí ẩn… và một tu sỹ áo nâu đi về phía ấy, đi mãi đi mãi… cho tới khi mất hút. Đi, cũng tức rời cả một thế gian ở phía đằng sau….” Bây giờ, sau hơn một năm viết bài haiku này, tôi lại chỉ thấy hình ảnh một cái bóng nhỏ trong buổi chiều tà đang đi vào khu rừng Aokigahara, khu rừng dành cho những người muốn tự sát ở phía tây của núi Phú Sĩ… Phải chăng, hành trình tâm linh cũng giống như hành trình đi vào khu rừng ấy, một cuộc hành trình vô định và không có hồi kết, hay nói cách khác, nó cũng giống như cuộc hành trình vào sa mạc Tháp ca lạp mã can: đi vào và ngươi sẽ không bao giờ quay trở lại…
* Tranh minh hoạ cho bài thơ của hoạ sĩ Hoài Phương.
Những gì Pháp Hoan viết về khu rừng Aokigahara và cái bóng nhỏ đi vào đó trong một buổi chiều tà làm chị suy nghĩ mãi.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Dạ chị ui!
ThíchĐã thích bởi 1 người
Chị đã hiểu ra.
ThíchĐã thích bởi 1 người
💙
ThíchThích
ThíchThích