Bài Ca Cho Người Con Gái Da Đen
Cái cây xương xẩu ở miền Nam
(Đã làm trái tim tôi tan vỡ)
Tại ngã tư đường họ treo cổ
Người yêu còn trẻ tuổi của tôi.
Cái cây xương xẩu ở miền Nam
(Thân thể bầm dập treo lủng lẳng)
Tôi hỏi Đức Chúa Trời da trắng
Cớ chi phải quỳ gối nguyện cầu.
Cái cây xương xẩu ở miền Nam
(Đã làm trái tim tôi tan vỡ)
Tình yêu là bóng đen chết rủ
Trần trụi treo trên nhánh cây già.
_______
Pháp Hoan dịch từ nguyên tác tiếng Anh Song for a Dark Girl của nhà thơ, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Phi Langston Hughes.
Đọc bài thơ này của Langston Hughes làm mình thấy ớn lạnh, như lần đầu nghe ca khúc Strange Fruits (Trái Lạ) của Billie Holiday. https://www.youtube.com/watch?v=Web007rzSOI&fbclid=IwAR10vUjimbATk-iFhaqHWdBux0NXX8lCPHtQLabiU7wJcazBm5TVQTzGHX0
ThíchĐã thích bởi 2 người
Hình như Strange Fruits cũng dùng ý thơ của Langston Hughes. Bài thơ buồn thê thảm. Tôi thích thơ ông từ khi bắt đầu học tiếng Anh. Thơ ông mượt mà, vần điệu. “Hold fast to dreams. For if dreams die…” Khó mà dịch cho hết ý thơ của Hughes vì nó chất đầy hình ảnh của miền Nam nước Mỹ thời kỳ thị người da đen. Langston Hughes, James Baldwin, Ralph Ellison là những nhà văn nhà thơ đầu đàn của nền văn chương của người da đen.
Pháp Hoan dùng hình ảnh cái cây xương xẩu trong bản dịch này rất hay.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Pháp Hoan cảm ơn chị. Pháp Hoan nghĩ thơ ông âm điệu rất phong phú, chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi dòng nhạc jazz và blues, chính bản thân ông cũng được gọi là jazzpoet vì sự kết hợp chặt chẽ với âm nhạc trong thơ ông, có lẽ thế nên thơ ông mượt mà, dễ đi vào trái tim chăng.
Khi dịch bài này PH cũng nghĩ như chị, có lẽ Abel Meeropol khi viết bài thơ Strange Fruits năm 1937 (10 năm sau bài Song for a dark Girl) cũng chịu ảnh hưởng của Langston Hughes. Nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ giai đoạn đó chịu ảnh hưởng bởi ông.
ThíchĐã thích bởi 1 người