Chương 7 – Nỗi Buồn Đau
(Haiku Mind, 108 Poems to Cultivate Awareness & Open Your Heart)
Ôi cõi Ta Bà
sương sa ngọn cỏ
vậy nhưng… thế mà…
This world of dew
is yes, a world of dew
and yet…
Nỗi đau không thể diễn tả thành lời. Chữ ‘’buồn đau’’ trong mọi ngôn ngữ đều chứa đựng những cảm xúc như nhau, bất kể sắc tộc, nơi chốn, thời gian – quá khứ, hiện tại và tương lai – ở trên thế gian này. Cảm xúc vượt ra ngoài ngôn ngữ – bài thơ được Issa miêu tả từ chính bi kịch cá nhân của mình. Đây là bài haiku nổi tiếng nhất của ông, được sáng tác sau khi đứa con gái một tuổi qua đời vì dịch đậu mùa năm 1818 trong cuốn nhật ký bài văn. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã trãi qua nhiều bi kịch: chứng kiến cái chết của năm đứa con thơ, mai táng hai người vợ, và dựng lại căn nhà bị cháy rụi. Bài thơ mang lại sự đồng cảm cho người đọc vì nó quá chân thật, như thể được viết cho tất cả chúng ta, những người chắc chắn đã trãi qua những nỗi đau trong cuộc đời, như là một phần của tình trạng con người, hay chỉ cần sống, hoặc chết, hoặc thất tình thôi cũng đã khổ đau lắm rồi. Dẫu ông biết mọi thứ là vô thường, như ‘’sương sa’’, và chúng ta cũng biết mọi thứ là vô thường, như ‘’sương sa’’, ‘’vậy nhưng….thế mà…’’, ông nói. Và khi chúng ta nghĩ về điều này, hoặc dẫu không nghĩ về điều này, vẫn có thứ gì đó trong ta, bên trong linh hồn của ta, thứ hầu như không thể chạm tới, vẫn như muốn nói, dẫu đó là tiếng thét lớn hay là lời thì thầm, ‘’vậy nhưng…thế mà…’’.
_________________
* Pháp Hoan dịch từ bản tiếng Anh của Patricia Donegan trong Haiku Cho Tâm Hồn: 108 Bài Thơ Để Nuôi Dưỡng Sự Tỉnh Thức & Mở Rộng Trái Tim (Haiku Mind, 108 Poems to Cultivate Awareness & Open Your Heart).
ThíchĐã thích bởi 1 người
💙
ThíchThích