Chương 23: Đạo Của Sự Mật Thiết – Patricia Donegan

Chương 23: Đạo Của Sự Mật Thiết
(Haiku Cho Tâm Hồn: 108 Bài Thơ Để Nuôi Dưỡng Sự Tỉnh Thức & Mở Rộng Trái Tim)
 
Ánh mặt trời chiếu lên
trên lối đi bỏ lại
của một chú ốc sên.
 
The sun glitters
on the path
of a snail.
 
_ROBERT AITKEN
 
Bài haiku này được viết vào mùa hè năm 1944 trong trại tù của Nhật dành cho công dân Mỹ ở Kobe. Nhà thơ là một thường dân trẻ tuổi đang giúp xây dựng một căn cứ tàu ngầm trên đảo Guam khi ông bị bắt. Như số mệnh đã an bài, trong cùng trại giam, ông đã gặp giáo sư người Anh R. H. Blyth, một dịch giả haiku danh tiếng, người đã giúp ông tìm hiểu về thể thơ này. Sau chiến tranh, trong khi tu học với những vị thiền sư Nhật, bao gồm Soen Nakagawa, cũng là một đạo sư haiku, Aitken trở thành một trong những roshi (thiền sư) người Mỹ đầu tiên của dòng truyền thừa Nhật Bản – và cũng là người đưa haiku đến với công chúng qua những tác phẩm và các bài Pháp thoại (mà tôi đã có cơ hội tham dự) của mình. Với tư cách là một giáo thọ sư, ông thường xuyên sử dụng haiku để làm sáng tỏ thứ mà ông gọi là ái lực, hay ”Đạo của sự mật thiết”: nó dung chứa nghiệp lực, số phận, và sự đồng nhịp, đặc biệt là ý tưởng cho rằng tất cả các pháp (hiện tượng) đều có sự tương quan mật thiết với nhau, rằng phút giây bạn nhìn thấy hay đọc được trang sách này đến từ một mạng lưới nhân duyên bất tận, và có lẽ là sự chuẩn bị của cả một kiếp người, một sự tương tác lẫn nhau của mọi cá thể, như việc Aitken có được duyên lành để đến với haiku. Và qua sự tương tác mật thiết này, ông nói, ”chúng ta liên tục được tạo ra và liên tục tạo ra” như trong một điệu nhảy. Trong bài haiku này, mặt trời và chú ốc sên đã đến với nhau trên cùng một lối đi, lối đi của sự mật thiết, của sự bước ra khỏi bản ngã: không mặt trời, không ốc sên, không lối đi; chỉ mặt trời, ốc sên, và lối đi. Không còn sự ngăn cách, mà chỉ còn vệt nắng. Đức Phật đưa tay chạm nhẹ vào cánh sen và vệt mờ trên lối đi bỏ lại của chú ốc sên bất chợt sáng lên.
 
_________________
* Pháp Hoan dịch từ bản tiếng Anh của Patricia Donegan trong Haiku Cho Tâm Hồn: 108 Bài Thơ Để Nuôi Dưỡng Sự Tỉnh Thức & Mở Rộng Trái Tim (Haiku Mind, 108 Poems to Cultivate Awareness & Open Your Heart).

2 comments

  1. Sự mật thiết này làm chị nghĩ đến cuốn “For Whom the Bell Tolls” của Hemingway khi ông dùng câu thơ của John Donne để làm tựa cho cuốn sách của mình: Cái chết của bất cứ ai cũng đều giảm bớt tôi, vì tôi dính với toàn nhân loại, vì thế đừng bao giờ tìm hiểu hồi chuông báo tử đang gióng lên cho ai đó; bởi vì nó đang gióng lên cho chính bạn đấy thôi.
    Each man’s death diminishes me,
    For I am involved in mankind.
    Therefore, send not to know
    For whom the bell tolls,
    It tolls for thee.

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s