Tản Mạn Về Việc Dịch Thơ Haiku và Waka – Pháp Hoan

Nếu có thời gian sau này tôi sẽ viết một cuốn sách nho nhỏ bàn về các bước dịch và sáng tác 2 thể thơ Haiku và Waka trong tiếng Việt, về sự khác nhau của 2 thể thơ này giữa hai ngôn ngữ Nhật (đa âm tiết) và Việt (đơn âm tiết), về sự hình thành của 2 thể thơ này và mối liên hệ của chúng với thể thơ Renga (các bài Renga bắt đầu bằng 3 câu với 17 âm tiết, ngắt thành 5-7-5, tiền thân của thơ Haiku), và lý do tại sao tôi lại chọn thể thơ Đường luật Ngũ ngôn bát cú, lấy 5 câu cuối làm thành thể thơ Waka – Ngũ ngôn ngũ cú, với 25 âm tiết, gieo vần trắc ở các câu 2-4 và vần bằng ở các câu 1-3-5, và lấy 3 câu cuối làm thành thể thơ Haiku – Ngũ ngôn tam cú, với 15 âm tiết, gieo vần bằng ở câu 1 và 3.

Trăng về chốn xa xôi
mang theo lời nguyện ước
nhưng còn đám mây trôi
sao tôi không nhớ được
để nhắn tin đến người?

Waka của Murasaki Shikibu, bản dịch Việt ngữ của Pháp Hoan theo thể thơ Ngũ Ngôn Ngũ Cú.

Mỗi lần cơn gió lay
bướm kia tìm chỗ mới
trên thân cây liễu gầy.

Haiku của Matsuo Basho, bản dịch Việt ngữ của Pháp Hoan theo thể thơ Ngũ Ngôn Tam Cú.

Tương lai còn dài, giờ phải đi uống trà đã.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s